Hành trang du học

Tại sao học hoài mà vẫn quên?

 

 

Nghĩ mà ló chán! Bài thì ngồi học mòn cả đít nhưng không thuộc, trong khi thím người yêu cũ chia tay 3 năm rồi mà nó vẫn ám không quên được. Đừng có lo, nếu bạn cũng giống vậy thì người ta gọi bạn là “người bình thường”, còn nếu ngược lại thì bạn là “siêu nhân” hay “quái vật” – nói chung bạn thuộc cái giống gì đó chứ không phải loài người.
Vì vốn sinh ra con người học là để quên!
Năm 1885 nhà tâm lý học Hermann Ebbinghaus đưa ra là một biểu đồ với cái tên The Forgetting Curve hay Đường cong lãng quên (Xem biểu đồ 1). Đại loại rằng sau khi học xong một thứ gì đó, sau 1 ngày những gì bạn nhớ được chỉ còn lại 50%, sau 2 ngày là 35%,…, cứ thế mỗi ngày đường trí nhớ (màu vàng) của bạn lại xìu đi một tí. Cho đến ngày thứ 7 nó chỉ còn 10%. Đây là lúc bạn gọi là “Chữ thầy trả cho thầy”.

Biểu đồ phần trăm lãng quên của bộ não theo thời gian 7 ngày


Tuy nhiên ông cũng phát hiện ra rằng nếu được khơi gợi lại đúng cách thì sau 1 tuần bạn sẽ còn nhớ đến hơn 90% nội dung được học (Đường màu vàng (trí nhớ) càng được dựng lên (ôn lại) thì nó sẽ càng lâu bị xìu xuống) (Xem biểu đồ 2). Thế thì nên dựng cái đường màu vàng ấy lên bằng cách nào?
=> Phương pháp Spaced repetition: 
Đó là PP ôn lại nội dung đã học theo khoảng giãn cách nhất định:
Sau 1 ngày ôn lại – Sau 3 ngày ôn lại – Sau 1 tuần – 1 tháng – 3 tháng – 6 tháng – 1 năm – 2 năm …

Biểu đồ cho thấy khôi phục lại kiến thức đã học nếu chúng ta ôn lại theo thời gian 7 ngày


Và đây là MẤU CHỐT CỦA VẤN ĐỀ: hãy thử so sánh bài học của bạn với người yêu cũ.
Bạn có thói quen ôn lại bài ngay sau khi học không? Hay để đến cuối học kì mới vắt giò lên cổ ôn bài? Khoảng cách một học kì là khoảng vài tháng, trí nhớ của bạn lúc này đã như ông già 80, xí quách đâu nữa mà “lên”. Mà có ráng dựng nó lên đi nữa thì nó cũng xìu rất nhanh. Đó là lý do tại sao bạn có thể thi Lịch sử được 10 điểm vì bỏ nguyên đêm ráng dựng cái của nợ đó dậy, nhưng chỉ khoảng 3 ngày sau bạn có thể tự hỏi lại y chang những câu hỏi trong bài thi đó và sẽ thấy điều bất ngờ: kiến thức tự nhiên nó lạc trôi đi đâu mất tiêu.
Còn người yêu cũ thì sao: nó ám bạn mỗi ngày, đến trong giấc mơ nó vẫn còn ám. Thử nghĩ mà coi: lúc còn yêu có ngày nào mà không nhắn tin, rồi cứ vài ngày lại đi chơi, rồi về tặng quà, làm thơ, rồi thì xxx, yyy, zzz… Não của bạn tràn ngập hình ảnh của người đó, lúc này bạn vô tình áp dụng PP Spaced repetition mà không biết – và PP Spaced repetition của bạn còn bá đạo hơn phiên bản gốc cả trăm lần:
Sau 1 ngày ôn lại – Sau 2 ngày ôn lại – Sau 3 ngày ôn lại – Sau 4 ngày…………
=> Bạn dựng cột “trí nhớ tình yêu” của mình mỗi ngày
Đó là khi còn yêu, còn sau khi chia tay:
Sau 1 ngày (thấy tin nhắn “Anh nhớ em lắm!”)
Sau 2 ngày (rình trên fb coi nó có quen con nào không)
Sau 3 ngày (con mèo tam thể mà nó tặng lảng vảng qua lại ngay trước mặt – nhìn mà muốn táng)
Sau 7 ngày (đi ăn kem nhớ lại lúc trước nó đút cho mình)
Cứ “ôn” như thế liên tục khoảng 1 năm thì dù bạn có chia tay thậm chí 5 năm đi nữa bạn vẫn còn nhớ như in những kỉ niệm với người ta.
Còn nữa, khi yêu – đủ loại gợi nhớ được thực hiện – nhìn nhau, gặp nhau, nhắn tin, đi chơi, ôm ấp, nhớ nhung, cãi lộn, làm hòa,… loại nào cũng tiết ra Oxytocin là một loại hoocmon cực mạnh, quên làm sao???
Còn học bài cũng tiết ra hoocmon, có tên là hoocmon Chanbome – bạn cứ cầm sách lên đọc ê a như con nít 3 tuổi, ôn lại được 3 lần không ngủ gật đã là quá giỏi rồi, nói chi 1 tuần, 1 tháng, ….
Nói tóm lại, để không quên những gì đã học, hãy áp dụng đúng PP Spaced Repetition + đa dạng cách ôn bài, ví dụ khi học một bài thơ theo phong cách Mix ngôn ngữ của Ox Dương. 
• Ngày 1: đọc lại thuộc bài
• Ngày 2: nhìn vào những từ tiếng Việt trong phần bài tập chuyển sang tiếng Anh
• Ngày 3: bật karaoke lên hát theo nhạc
• Ngày 7: chép lại nguyên bài
• 1 tháng: dạy lại cho đứa cháu
Đi làm đi dạy gần 10 năm, có 1 kỉ niệm ở một trường Anh Ngữ mình từng dạy mà tới giờ vẫn không quên:
Hồi đó ngay cạnh trường mình là một trường mẫu giáo, ngày nào nó cũng bật bài “Biển to quá bé chẳng dám tắm đâu…. Ba ơi đừng tắm, con cá sấu kia kìa”. Mình không biết tên bài hát nhưng ấn tượng nhất câu này vì Biển quái gì mà có cá sấu??? Con nít thúi mới tí tuổi đã lừa ba nó! Ngày nào nó cũng bật, bật từ tháng này qua tháng nọ. Cho tới một ngày, đang ngồi ăn cơm tự nhiên mình lẩm nhẩm: "Ba ơi đừng tắm, con cá sấu kia kìa”. Mình mới trố mắt lên: “Thôi xong, thành trẻ mẫu giáo bà nó rồi”. Sau này nghiệm ra mình mới biết, mình là nạn nhân của Spaced Repetition level 100 mà lúc đó không biết .

Ox Dương – Group Tiếng Anh online miễn phí
---
Charts credit: growthengineering.com

 

Chi tiết xin vui lòng liên hệ:
📩: speakingupvn@gmail.com
: +84 909772389 ( Ms.Tammy) 

 

Bài viết nổi bật